Chào mọi người đến với chương trình cùng tôi, Hảo Trần tại phòng radio ở HCM. Mọi người đang đến với tập tiếp theo của Việt Nam Innovators. Mọi người đang đến với tập tiếp theo của Việt Nam Innovators.
Chúng tôi cảm kích sự cổ vũ của mọi người và khách mời đã dành thời gian tham gia. Khách mời hôm nay sinh ra tại Việt Nam, từng ở nước ngoài và trở lại quê hương để khởi nghiệp. Khách mời hôm nay sinh ra tại Việt Nam, từng ở nước ngoài và trở lại quê hương để khởi nghiệp.
Khách mời hôm nay sinh ra tại Việt Nam, từng ở nước ngoài và trở lại quê hương để khởi nghiệp. Một số dự án ấn tượng của anh là ra mắt Uber tại VN, còn lại sẽ do chính anh chia sẻ, Anh là một người bạn lâu năm của Vietcetera, tôi gặp anh 4 5 năm trước khi Uber ra đời. Gần đây thì không do anh quá bận bịu với công việc.
Chào mừng Dzũng Đặng đến với chương trình! Anh là founder của Nano Technologies với sản phẩm hàng đầu là app Vui. Dzũng sẽ chia sẻ với chúng ta về app, kế hoạch của công ty và team. Hầu hết các thành viên trong cộng đồng start-up đều biết Nano là một trong 2 công ty VN lần đầu được vào Y Combinator, là một tech incubator ở San Francisco, nổi tiếng với Stripe và Airnnb, và hy vọng VN cũng sẽ có những thành tựu tương tự. Có thể xem Nano là một trong những điều tự hào đến từ VN.
Cảm ơn anh đã dành thời gian tham gia, hân hạnh được trò chuyện cùng anh. Anh không thường xuất hiện vì bận rộn nhưng mọi người rất muốn nghe anh chia sẻ về Nano. Cảm ơn Hảo đã quan tâm và khen ngợi tôi. Cảm ơn vì đã mời tôi tham gia. Những năm gần đây tôi chỉ chuyên tâm vào công việc. Chúng tôi đang tập trung vào một dự án phát triển cuối năm 2019.
Tôi làm về digital, fintech và tư vấn ngân hàng. Ý tưởng này ra đời cuối năm 2019 khi tôi muốn phát triển thừ gì đó mới mẻ nhưng tôi muốn nó có thể kết hợp với những mô hình tôi hiểu rõ và có thể tác động vào cuộc sống của những người thiếu điều kiện tại VN. Khi làm việc với ngân hàng tôi nhận thấy phần lớn vẫn chưa tiếp cận được chúng và bị nhóm cho vay nặng lãi, cho vay ngắn hạn giăng bẫy. Trong khi có một mô hình tốt hơn phục vụ nhu cầu của họ và cải thiện môi trường làm việc. Nano ra đời để phát triển ý tưởng đó và chúng tôi gây quỹ đầu năm 2020.
Nhờ vào sự tín nhiệm của các nhà đầu tư và một team làm việc hiệu quả, chúng tôi đã có được vốn. Nano đơn giản là một ứng dụng quản lý lương, giúp trả lương theo yêu cầu thay vì hàng tháng thông thường không chỉ ở VN mà còn ở châu Á. Từ những năm 70, Mỹ, Anh đã bắt đầu trả lương mỗi 2 tuần. Và tại các nước đó, mọi người đều có thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng, và có một ngành công nghiệp cho vay đồ sộ hăm he cuộc sống của họ.
Ở VN cũng vậy. Ngân hàng VN thích phục vụ từ tầng lớp trung lưu trở lên. Điều đó không sai nhưng sẽ tạo sơ hở cho mô hình xấu tấn công vào tầng lớp lao động đông đúc. Các phương tiện truyền thông, truyền hình cũng đưa tin về vấn đề này. Ở các nhà máy, trong siêu thị, v.v. với mức lãi đến 5%! [...] Vậy nên chúng tôi làm việc với các công ty để phát triển app, giúp họ trả lương theo yêu cầu của nhân viên, Chúng tôi gọi nó là "Quyền kiểm soát lương" giúp giải quyết nhu cầu tài chính của nhóm thu nhập thấp, đồng thời giúp công ty về khâu khấu trừ và tỉ lệ duy trì công việc.
Đây không phải là khái niệm mới, nhưng cách chúng tôi thực hiện thì hoàn toàn khác biệt. Và thị trường cần thời gian để thẩm thấu nó. Các anh đang cải tạo giá trị của 2 bên cung cầu theo hướng tích cực. [Câu không đủ ý] Thị trường lao động VN vẫn tin rằng chỉ có thể hoạt động theo cách này. Tôi rất mừng khi chúng ta đang hướng đến một giải pháp khả thi.
Ý anh nói rất hay. Tôi thích làm việc với những ý tưởng chưa thành hình nhưng vài năm sau sẽ khác. Tất cả sản phẩm kỹ thuật số hiện nay đều được biết đến rộng rãi. Nhưng 5, 10 năm trước thì có được vậy không? Tôi từng làm trong mảng gộp xe chia tiền, thanh toán bẳng điện thoại, tôi phải đáp ứng nhu cầu trong những hạng mục đó ngay lập tức. Tôi chợt nghĩ, mọi chi tiêu đều từ túi mình ra.
Tốc độ chi tiêu gần như tức khắc nhưng tốc độ nhận tiền thì lại cố định. Vì sao chứ? Và khi quan sát những thị trường phát triển chọn trả lương theo tuần, nó cũng chỉ là một quy ước. Chúng tôi hiểu được lý do, 'nỗi đau' của các công ty. Nhân viên chắc chắn sẽ rất thích trả lương theo tuần. Nhưng công ty sẽ phải chịu gánh nặng, đầu tiên là dòng tiền - điều bất khả xâm phạm.
Do đó công ty không chọn phương án này vì họ phải tồn tại trước đã. Thứ 2, sẽ không công bằng nếu chỉ trả lương trước cho một số nhân viên. Điều đó quy phạm sự công bằng về Nhân sự. Còn chưa kể đến gánh nặng quản lý. Chúng tôi hiểu được vì sao họ không thể đi theo phương án này. Khi tôi nhìn lại, Trả lương theo yêu cầu có lẽ chưa... cần thiết theo yêu cầu Anh giải thích kĩ hơn về Trả lương theo yêu cầu được không? Nghe có vẻ rất tuyệt, vậy nó hoạt động ra sao sau khi công ty/nhân viên tải app Vui về? Nó thực chất khá đơn giản. Chúng tôi tìm kiếm công ty chăm sóc tốt nhân viên của mình.
Nhóm muốn giảm thiểu tiêu hao, cái thiện tinh thần nhân viên, v.v. Nhóm công ty muốn bản thân vững mạnh hơn. Chúng tôi tìm đến họ với một giải pháp (gần như) miễn phí.
Chúng tôi cùng bạn tạo ra dịch vụ, quyền lợi linh hoạt cho nhân viên. Chúng tôi kết hợp hệ thống của mình với hệ thống điểm danh của họ. Khi 2 thứ hợp nhất, chúng tôi ghi nhận được ca, số giờ làm của họ đến ngày cụ thể trong tháng. Nó như máy tính chạy trong thời gian thực. Ví dụ hôm nay là ngày 15 của tháng, bạn đã làm 12 ngày - 96 giờ, từ đó tính ra thu nhập thực tế. Nhân viên có thể truy cập dữ liệu và rút tiền ra bất cứ lúc nào thông qua app, với phí rất nhỏ so với những lựa chọn khác trên thị trường.
Nhân viên có thể check thông tin làm việc, bảng lương cập nhật thời gian thực, Chúng tôi còn có tính năng Giáo dục tài chính giúp họ nắm được những kiến thức cơ bản. Điều này vô cùng quan trọng vì tôi rất may mắn được học ở Mỹ và điều hành công ty, nhưng tôi chưa từng học qua quản lý tài chính cá nhân. Rất nhiều người lao động rơi vào bẫy cho vay nặng lãi không chỉ vì họ tuyệt vọng và không được đối xử công bằng bởi những tổ chức tài chính, mà còn do lừa đảo. Họ không có đủ kiến thức để nhận ra đây là bẫy. Hàng tá câu chuyện về những người mắc kẹt trong vòng vây đó.
Chúng tôi đã rất cảm động khi một người dùng đời đầu của chúng tôi sử dụng app để trả tiền nợ. Phí dịch vụ chúng tôi rất rẻ và cô ấy có thể rút tiền trả nợ bất cứ khi nào họ đến đòi. Chúng tôi tặng cô ấy 6 tháng miễn phí nhưng cô ấy từ chối và chúng tôi vô cùng cảm động. "Cảm ơn vì đã phát triển dịch vụ tiện ích này."
Đây không đơn thuần là một ứng dụng tài chính. Team rất vui khi biết mình đang từng bước tạo nên những thay đổi nhỏ trong cuộc sống ai đó. Đây là những câu chuyện thực tế anh có thể chia sẻ để mọi người đồng cảm với ngành công nghiệp vì ở Vietcetera và có lẽ anh trong quá khứ cũng nhận được những câu hỏi này, chúng tôi muốn xâm nhập thị trường, muốn mở nhà máy, v.v.
sự dồi dào về lực lượng nhân công của VN, dù hiện tại có hơi eo hẹp. Đôi lúc nó như một giao dịch, và có những người không được may mắn như số khác. Thật tuyệt khi được lắng nghe những câu chuyện như thế. [...] Cảm ơn anh đã chia sẻ. Câu hỏi đặt ra là, các anh thu lợi nhuận bằng cách nào? Các anh thu phí đăng ký từ công ty, mấy $ mỗi tháng, v.v. hay có anh thu phí người dùng trước? Tôi không hiểu rõ lắm...
Đầu tiên, chúng tôi không phải là người phát minh ra mô hình này. Thành thật mà nói thì công nghệ đang dẫn đầu. Hiện tại rất khó để tìm ra công nghệ mới, có thể là phần cứng, AI chuyên sâu, v.v.
Ngoài ra thì chẳng mấy khi công ty công nghệ quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi. Nhưng rồi chúng tôi dùng công nghệ mới để tạo ra mô hình kinh doanh mới [...] Mô hình này được triển khai rất tốt ở Anh, Mỹ và bắt đầu đặt chân đến châu Á.
Nên nó không hoàn toàn mới, tôi không xứng đáng với danh hiệu nhà phát minh đâu. Nhưng vì mô hình này đã có sẵn, chúng tôi có thể thấy "dấu chân" của người đi trước. Tôi sẽ chia sẻ một ví dụ trước khi trả lời câu hỏi. Công ty lớn nhất sử dụng và thử nghiệm mô hình này là Walmart. Họ bắt đầu từ năm 2017. Ban đầu họ làm việc với công ty PayActiv ở Mỹ.
Walmart có 1,4 triệu nhân viên, Vì thế nên tỉ lệ thôi việc sẽ cao, gần 70-80% một năm. Vậy Walmart mất 3000$ để tuyển dụng, đào tạo mỗi nhân viên. Và nếu họ nghỉ việc trong năm đầu, Walmart mất trắng số tiền đó. [...] Đầu tiên Walmart phải thử nghiệm mô hình này để xem nhân viên có thích và chịu trả phí hay không. Do đó ban đầu nhân viên được lựa chọn dùng dịch vụ lương linh hoạt, truy cập dữ liệu lương của PayActiv; họ tự trả phí, rẻ hơn rất nhiều so với những phương án khác.
Sau 2 năm, khoảng 850 ngàn nhân viên dùng PayActiv thường xuyên. Walmart ấn tượng với kết quả và tiếp tục làm việc với Harvard để khảo sát giữa các nhóm: nhóm dùng và không dùng PayActiv. Số liệu tỉ lệ duy trì thay dổi đến 30%. Từ đó Walmart tiếp kiện đếm trăm triệu $ một năm chỉ bằng việc sử dụng PayActiv. Walmart là một công ty vô cùng thận trọng và giờ họ đã chi trả cho nhân viên được sử dụng.
Họ chi trả lợi ích tự nguyện này cho nhân viên mỗi năm. Đây là một bài học thú vị. Và thị trường B2B nào cũng cần thời gian để đưa một sản phẩm vào cuộc sống. [Lặp ý] Chúng tôi tính phí và cho họ thấy được số liệu EPS của nhân viên cải thiện thế nào. Họ có thể thấy được sự khác biệt lớn trong tỉ lệ duy trì và chúng tôi có thể tính toán mức tác động.
Và hy vọng bạn sẽ chịu một phần hoặc toàn bộ phí dịch vụ với nhân viên. Và tin tốt là một số công ty cũng thể hiện mong muốn tương tự. Chúng tôi sẽ cùng bạn thử nghiệm và vì đây là dịch mới, bạn có 2 tháng miễn phí cho bạn lẫn nhân viên, và chúng tôi chỉ rút ra khi > 50% nhân viên sử dụng dịch vụ hoặc họ thích nó - EPS > 70% và SOA được cân bằng. 2 tháng miễn phí cho tất cả mọi người; thích thì tiếp tục, không thích thì ngừng. Chúng tôi tạo một môi trường thân thiện để công ty và nhân viên có thể thích nghi. Anh đã tìm hiểu và tiếp tục phát triển trong vòng một năm qua.
Câu hỏi tiếp theo chắc hẳn anh đã gặp qua trong thời gian làm việc ở McKinsey, các tổ chức kinh tể, và gần đây là Uber trong 3 năm, [...] Nhân viên chắc hẳn thường xuyên yêu cầu chi trả và công ty cũng phải có một chính sách nhất định. Nhu cầu chi trả linh hoạt ở công ty như Uber như thế nào và anh có đáp ứng được hay không? Câu hỏi của anh rất thú vị. Tôi sẽ trả lời theo 2 phần. Và cả 2 phần đều rất hay ho. Đầu tiên là khi Uber ra mắt, trên toàn cầu Uber không nhận tiền mặt. Và Uber rất tận tâm với các tài xế.
Chúng tôi trả lương vào thứ 3 hàng tuần; như vậy tốt hơn hàng tháng, đúng không? Nhưng chúng tôi nhận ra tài xế cần chi trả rất nhiều thứ. Đổ xăng, sửa xe, ăn uống, v.v. Sau đó chúng tôi đưa vào lựa chọn tiền mặt để họ có thể nhận tiền trực tiếp từ khách. Họ có thể trả lại cho chúng tôi sau và chúng tôi thấy được khác biệt vô cùng lớn so với app quốc tế.
Công ty quốc tế vẫn cần chút địa phương để thích nghi. Tôi thấy được hiệu quả và việc mọi người thích nhận lương mỗi ngày. Ngoài ra chúng tôi thấy nhiều người từ những ngành nghề khác nhau chuyển sang làm tài xế. Như với những ứng dụng chạy xe khác, có người bán thời gian, có người toàn thời gian Có rất nhiều lý do cho điều đó, và công việc thì vô cùng cực nhọc.
Lúc nào cũng ở ngoài đường, nhưng bù lại số tiền họ làm ra cao hơn so với trước đây. Thời gian làm việc & tiền lương linh hoạt, trả theo ngày, theo yêu cầu, v.v. Đặc biệt những người thường xuyên khó khăn về tài chính vì họ không có nhiều tiền tiết kiệm, điều đó thật sự giúp ích. Hấu hết công ty ở VN như nhà máy, họ thường trả lương một lần vào từ ngày 10 - 15 tháng sau. Chúng tôi cũng đã trao đổi với một số công ty.
Có rất nhiều nhân viên đã ở công ty hơn 30 năm. Họ không phải là đối tượng khách hàng của chúng tôi vì họ đã quá giỏi. Có khi họ đã trả lương theo tuần mấy chục năm qua. Có rất nhiều cách để chăm sóc nhân viên, một trong số đó là trả lương theo tuần.
Tập đoàn Thiên Long, Diana Unicharm, v.v. Tôi rất bất ngờ với số ít công ty chọn trả lương theo tuần. Chúng tôi đã vô cùng ấn tượng; họ không cần đến chúng tôi vì họ đã làm rất tốt rồi. Dù không cung cấp được dịch vụ nhưng chúng tôi rất vui vì đó là điều công ty nên làm cho nhân viên.
- Thật vui khi thấy họ thực hành mô hình này. - Vẫn còn nhưng chắc không nhiều. Không biết anh có thấy không nhưng tôi có nói với mọi người anh là khách mời tiếp theo. Đó là truyền thống tôi chắc khán giả đều biết. "Khách mời đến từ ...."
Anh nhận được rất nhiều câu hỏi và chúng ta sẽ đi qua một số hôm nay. Chúng tôi yêu cầu họ gọi đến nên anh sẽ nghe câu hỏi được phát sau. - Thật ư? - Đúng vậy. Đây là câu đầu tiên.
Là một start-up, làm sao để xây dựng lòng tin và độ nhận diện? [...] Vui là một ứng dụng hoàn toàn mới. Có lẽ anh đủ khả năng chạy sale và xây dựng lòng tin, nhưng bằng cách nào? Đó là một câu hỏi hay mà tôi không có câu trả lời. Tôi sẽ trả lời phần start-up của câu hỏi trước. Công ty tôi có một "thần chú", là start-up thì đừng nên "làm lớn".
Chúng ta thường tập trung vào việc nhanh chóng phát triển, nhưng nếu bạn làm lớn quá nhanh trước khi hiểu được vấn đề cần giải quyết, cách bạn mang lại giá trị cho khách hàng, bạn sẽ bỏ sót ngay. Ví dụ như khi chúng tôi làm việc với các doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu, và họ thường phân bố khắp cả nước. Khi mới bắt đầu chúng tôi rất hạn chế về nguồn lực, chúng tôi sẽ đến từng cửa hàng để phổ cập mô hình.
Nhưng nếu họ có 20 cửa hàng ở 4 thành phố, start-up 20 người của chúng tôi phải làm sao? Chúng tôi nghĩ đến hướng dẫn qua Zoom [...] nhưng tôi nhận ra team rất thích trò chuyện với người dùng. Vì khi nói chuyện bạn thật sự cảm nhận được mình đang giúp đỡ họ. Như câu chuyện khi nãy tôi kể, team tôi đã rơi nước mắt khi nghe. Vì ban đầu cô ấy chỉ nghĩ mình là công ty cung cấp dịch vụ, không có gì đặc biệt. Nhưng khi cô ấy biết được tác động của mình vào cuộc sống người dùng và họ từ chối nhận tài trợ, cô ấy đã rất sốc và thấy điều này thật tuyệt.
Nói chuyện với người dùng là vô cùng quan trọng, nó giúp ta có được feedback về sản phẩm. Đó là điều bắt buộc phải làm khi mới bắt đầu. Và càng đi nhiều chúng tôi càng nghe được những câu chuyện thúc đẩy tinh thần như vậy.
Do đó hãy bắt dầu với việc giúp đỡ khách hàng vì nó cũng giúp ta và sản phẩm tốt hơn. Tiếp theo là cách xây dựng lòng tin. Thật ra tôi có cái nhìn không mấy tích cực về lòng tin ở VN. Quá nhiều quảng cáo, quá nhiều dối trá, lòng tin khách hàng cứ thế lụi tàn. Nên chính tôi cũng không có câu trả lời. Chúng tôi tiếp cận khách hàng bằng chiêu thức "phục vụ tận răng".
Ví dụ, dịch vụ của chính tôi buộc phải kết hợp với hệ thống điểm danh. Nhưng nếu khách hàng không có hệ thống thì sao? Chúng tôi sẽ thiết lập giúp họ. Chúng tôi không được trả tiền cho chuyện đó; có người bảo chúng tôi ngốc, đừng làm vậy.
Nhưng chúng tôi cũng có phần ích kỉ ở đây; thực tế có rất nhiều công ty không có hệ thống. Việc giúp đỡ này cũng là để xây dựng lòng tin và giải quyết vấn đề không của riêng ai. Sẽ không có đường tắt trong B2B, tôi cũng đang học hỏi vì tôi chỉ mới làm B2C. Phương trình lòng tin tôi đút kết được từ McKinsey, họ gọi lòng tin là "crisp". Ta có phương trỉnh: (Uy tín x Tin cậy x Gần gũi) / Định hướng bản thân Bạn phải là (người thạo việc x sẵn sàng x gần gũi) / định hướng bản thân.
Đó là cách để xây dựng lòng tin và không có đường tắt nào ở đây. Một phương trình rất hay. Không phải khoa học cũng không phải art, ta phải học cách cân bằng và không có câu trả lời đúng.
Rất nhiều người chúng tôi trao đổi không có đủ kiến thức, họ chỉ là người thường với những vấn đề bình thường. Để tổng kết, khách hàng có tin vào tính hiệu quả của app hay vẫn còn lóng ngóng? Chúng tôi đã học được rất nhiều trong quá trình phát triển. Trong start-up bạn không dự đoán được khách hàng sẽ tiếp nhận sản phẩm như thế nào. Có ngạc nhiên tốt và xấu nhưng luôn nhớ giả thuyết chỉ làm đẹp cho mặt giấy. Nếu bạn giỏi thì mức thành công có thể nằm ở khoảng 60-70%. Ban đầu chúng tôi cứ tưởng cần hướng dẫn người dùng thật chi tiết, và chúng tôi phục vụ rất nhiều người lao động chưa có điện thoại thông minh.
Và điều đầu tiên họ làm là mua điện thoại mới để dùng app, một điều vô cùng khích lệ. Đó là điều chúng tôi không dự đoán được. Điều tiếp theo là người dùng không mất quá nhiều thời gian để thích nghi với app. Điều thứ 3 chúng tôi học được là không có khung giờ cố định cho nhu cầu sử dụng tiền.
Sẽ luôn có những tình huống phát sinh liên quan đến tiền bạc trong đời sống hằng ngày. [...] Đó là những vấn đề về phía khách hàng/người dùng. Vẫn còn rất nhiều thứ cần xử lý về mặt doanh nghiệp/công ty.
Hãy xem đây là một phong trào và chúng tôi hy vọng trở thành chất xúc tác cho chuyển đổi đó. Cố gắng tuyên truyền đến nhiều công ty để họ biết rằng có cách tổ chức quản lý tốt hơn trong tầm giá. Sẽ có thắc mắc và hoài nghi nên bạn cần củng cố lòng tin từng người một. Có những công ty ở châu Á trong 30 năm nay đã phát triển vượt bậc và quen với suy nghĩ nhân lực là thứ dễ dàng tìm kiếm/thay thế. Và một số vẫn đồng ý làm việc với mức lương thấp. Hiện tại mức lương ở VN đang tăng, tình hình cạnh tranh vô cùng khốc liệt, và khi mức lương mới cao hơn 5% so với cũ cũng đủ để họ nghỉ việc sang chỗ mới.
Hy vọng các anh đã xuất hiện đúng lúc để xử lý vấn đề của cả 2 bên. Về mặt người dùng, anh có nói về tình huống sử dụng ngay lặp tức số tiền nhỏ nhoi vừa kiếm được. - Họ thường rút tiền sau bao nhiêu ngày? - Tôi rất thích trao đổi về vấn đề này. Con số tối thiểu là 300.000, con số trung bình là 700.000. Bạn có thể thấy được từ đây chúng tôi như một công ty chuyên trả lương, những khoản tiền nhỏ. Đó cũng là ý nghĩa của "Nano", việc chúng tôi làm rất nhỏ nhưng không có nghĩa nó không tồn tại.
Tên app là Vui - đem lại niềm vui cho tầng lớp lao động. Nhiều người thắc mắc vì sao chúng tôi làm việc này khi lợi nhuận thu về không cao? Chẳng khác nào đi nhặt tiền xu... Nhưng tính ra nó chỉ là mảng phụ. Chúng tôi hy vọng có thêm nhiều khách hàng và đáp lại được niềm tin họ trao cho chúng tôi. Giống như mối quan hệ với một người bạn thân vậy bạn tin tưởng là họ sẽ trả lại tiền cho bạn Đây thật ra là một sự thật không mấy vui vẻ. Giả sử bạn kiếm được 6 triệu mỗi tháng,
đó là một con số tầm trung, liệu bạn có thể kiếm được 1000$ trong 5 năm tới? Chuyện buồn nhưng thật. Điều này không thể hiện thực hóa à? Anh có thể nói về khoảng lương không? Chúng tôi thường phục vụ cách khách hàng có thu nhập dưới 15 triệu mỗi tháng. Vì trên mức thu nhập đó có rất nhiều lựa chọn tài chính khác ngoài chúng tôi. Chúng tôi muốn phục vụ ở nơi đạt được mức tác động cao nhất. Ở các xí nghiệp, nhà máy có những hội nhóm không chính thức như chơi hụi.
Đó là những cám dỗ luôn rình rập họ. Chungq tôi hy vọng mình là một lựa chọn tốt hơn bất cứ khi nào họ cần. Hãy đến khi bạn thật sự cần chúng tôi. À và còn một điều tôi quên nói đến... Một số người trở nên cẩn trọng hơn về tài chính sau khi sử dụng app. Nhiều công ty lo sợ nhân viên nhận lương sớm sẽ đi cờ bạc, rượu chè, v.v.
vì họ có thể dùng tiền thoải mái không tính đến ngân sách, điều này sẽ dần đi theo chiều hướng xấu. Điều này thật sự không đúng vì theo khía cạnh tâm lý, họ sẽ nghĩ đây là tiền của mình. Tiền trong thẻ tín dụng không phải là của họ nên họ thường tiêu xài phung phí. Nhưng vì họ thấy được bảng lương thực tế và phí rút tiền, họ bắt đầu thận trọng hơn.
Họ hình thành thói quen, tôi sẽ dùng tiền cho thứ quan trọng nhất. Nhưng chúng tôi sẽ không giải quyết được vấn đề cờ bạc vì chúng tôi vẫn chỉ là một công cụ. Sẽ luôn có người dùng tốt và xấu, chúng tôi cố gắng phục vụ 99% khách hàng.
để giới hạn mức ảnh hưởng của 1% số người sử dụng app sai cách. Cũng như các tính năng đi kèm giúp họ bổ sung kiến thức. Ngoài ra số lần rút cũng bị hạn chế tuy theo chức vụ. Chúng tôi quan sát và nhận feedback từ công ty để điều chỉnh. Nhưng mục tiêu chính vẫn là phục vụ tốt 99% còn lại. Cảm ơn vì đã trả lời câu hỏi vừa rồi, và đây là câu hỏi tiếp theo.
Tham vọng sau 5 năm của Nano là gì; trở hành app siêu tiện ích hay vẫn tập trung vào tài chính? Mọi người bị ám ảnh với app "siêu nhân". Vậy kế hoạch tương lai của Nano ra sao? Tôi có nhiều kế hoạch khác nhau nhưng hiện tại thì không. Nhưng chúng tôi sẽ không nhắm đến kiểu app siêu nhân. Vì công nghệ kỹ thuật số làm gián đoạn việc phân bổ rất nhiều. Và tính chất của nó là người thắng giành được nhiều quyền lợi nhất, Bạn cũng không dùng hết các ứng dụng điện tử, chỉ chọn ra một hoặc hai.
Do đó cũng chỉ một hoặc hai app siêu nhân có thể tồn tại và chúng tôi sẽ không có cơ hội. Chúng tôi bắt đầu với dịch vụ trả lương và sẽ dần hướng về việc chăm sóc nhân viên. Đây không phải sản phẩm HR vì chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển mỗi khi gặp thử thách. Và có rất nhiều điều cần giải quyết. Chúng tôi hy vọng có thể học hỏi và tạo ra những sản phẩm hữu ích và xây dựng mối quan hệ giữa công ty và nhân viên mạnh mẽ hơn, đặc biệt là nhóm chúng tôi phục vụ, họ luôn gặp nhiều thiệt thòi.
Ta luôn có thể "trám" lại lỗ hỏng đó bằng công nghệ và kiến thức ta có được. Vì tôi chỉ mới là start-up nên tôi cần trụ lại trước khi đi sâu hơn. Và chúng tôi cần đảm bảo phiên bản hiện tại cho sản phẩm này chạy tốt. Xin lỗi vì không cho bạn câu trả lời bạn chờ đợi, chúng tôi phải sinh tồn trước đã. Hiện tại chúng tôi vô cùng hào hứng giải quyết những vấn đề tiềm tàng. Có rất nhiều hướng phát triển cho Nano trong hệ thống sinh thái rộng lớn này.
Và nó bắt đầu với những vấn đề anh đang cố gắng giải quyết hiện tại, lương bổng và tính linh hoạt, v.v. Cảm ơn anh đã đến với chương trình. Chúng tôi đã học được rất nhiều về kinh nghiệm và dự định của anh. Hy vọng những điều tốt đẹp nhất đến với anh và công ty. Mong chờ những ứng dụng tiện lợi hữu ích được làm ra tại VN.
Chúc anh thành công trên con đường start-up của mình và mong gặp lại anh 5 năm tới. Cảm ơn anh đã đến với chương trình. Chắc rằng start-up như anh luôn cần người. Anh hãy chia sẻ một chút về team và những vị trí đang trống. Team tôi hiện tại không lớn, 22 người, có văn phòng ở HN & HCM. Chúng tôi cần một người với nhiều kĩ năng khác nhau; kiến thức về sản phẩm. Nhiều người hiểu nhầm từ "sản phẩm"; bạn cần suy nghĩ cặn kẽ về các vấn đề, tìm cách giải quyết nó, bạn không cần đến code.
Đây là kĩ năng đang vắng bóng trên thị trường; nếu ai hứng thú với nó có thể đến với chúng tôi. Chúng tôi cũng cần nhiều developer, nhân viên CSKH và đưa dự án lên tầm phong trào. nếu chúng tôi muốn lớn mạnh và tạo được ảnh hưởng trong thị trường. Đó là những vị trí dành cho các bạn. Nhưng thành thật là công việc này vô cùng nhọc nhằn và khó khăn. Thật đó, kinh nghiệm trước đây cho đến giờ cho tôi cảm nhận này.
Đừng apply vào start-up nếu bạn không hiểu được tính chất của nó; bạn cần sự tận tụy và đam mê. Vì tôi biết mục tiêu của mình và team - luôn tiến về trước. - Trừ khi bạn có tinh thần thép, còn không sẽ rất khó. - Nhưng rất xứng đáng. Tôi luôn nói với team và bản thân, start-up thất bại cũng không sao, chúng tôi đã giúp xử lý những vấn đề này cho khách hàng. Lý do tôi bắt đầu công việc này cũng vì những tài xế Uber trước đây vẫn nhận ra tôi về sau. Họ cảm ơn tôi vì đã mang đến cơ hội làm việc cho họ.
Tôi biết Uber không trả lương cao, nhưng có rất nhiều người không có được nguồn thu nhập phụ. Do đó họ cần việc làm, và Uber là nguồn thu nhập vô cùng quan trông. Đều đó vô cùng ý nghĩa đối với tôi. Nên tôi sẽ không hối hận khi bắt đầu start-up này.
Cảm ơn Dzũng đã chia sẻ điều tuyệt vời này. Podcast phải kết thúc rồi, cảm ơn anh đã dành thời gian cho chúng tôi. Anh còn đều gì muốn chia sẻ không? Tôi rất hân hạnh được đến đây. Tôi là đọc giả của Vietcetera cũng lâu rồi. Ở Mỹ tôi đã quen với môi trường truyền thông truyền cảm hứng và nổi trội về văn hóa. Đó là điều đang biến mất trong môi trường truyền thông hiện nay Pop culture không xấu, nhưng đôi lúc ta cần làn gió, ý tưởng hay suy nghĩ mới, thứ gì đó giúp ta cảm nhận, suy nghĩ và tưởng tượng. - Cảm ơn Vietcetera đã mang đến điều đó. - Đó là vì chúng tôi có những khách mời như anh.
Chúng tôi trông đợi sự phát triển của Nano trong tương lai. Hy vọng các anh sẽ đưa VN lên bản đồ của các nhà đầu tư và start-up. Cảm ơn anh đã tham gia chương trình và tôi trông chờ cuộc hẹn tiếp theo của chúng ta. Cảm ơn Hảo
2021-05-07